A. TƯỢNG THIÊN THỦ THIÊN NHÃN QUAN ÂM:

Tôn tượng Thiên thủ Thiên nhãn Thập nhất Diện Quán Thế Âm Bồ tát 42 thủ ấn Mật tông cao từ 82cm – 3.6m, phiên bản duy nhất Việt Nam.
Thiên Thủ Quán Âm nếu xưng danh đầy đủ là: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại (Avalokiteśvara sahasra-bhūja-locana) Hoặc xưng là: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm, Thiên Thủ Thiên Tý Quán Thế Âm, Thiên Thủ Thánh Quán Âm (Sahasra bhūja arya avalokiteśvara), Thiên Tý Quán Âm, Thiên Thủ Thiên Quang Nhãn Đại Liên Hoa Vương Quán Tự Tại (Sahasra-bhūjaya sahasra-jvala-netre mahā-padma-rāja avalokiteśvara), Thiên Nhãn Thiên Thủ Thiên Túc Thiên Thiệt Thiên Tý Quán Tự Tại.
Theo Thiên Quang Nhãn Kinh, Thiên Thủ Kinh, Mẫu Đà La Ni Kinh… thì Thiên Thủ Quán Âm Bồ Tát là Thân Thần Biến của Thánh Quán Thế Âm (Ārya Avalokiteśvara ).
Theo Nghĩa Tịnh Thích Kinh thì Thiên Thủ Quán Thế Âm là Thân Sở Hóa của Đại Nhật Như Lai (Vairocana Tathāgata) Theo Thiên Thủ Thiên Nhãn Kinh thì Thiên Thủ Quán Âm là hậu thân của Chính Pháp Minh Như Lai (Samyak-dharma-vidya Tathāgata).
Nhìn chung, do Đại Nguyện Từ Bi cứu nạn bạt khổ cho tất cả chúng sinh trong Thế Giới mà thân Thiên Thủ Quán Âm được hiển hiện. Đây chính là Pháp Môn Công Đức Từ Bi Đồng Thể của chư Phật ba đời mà Thiên Thủ Quán Âm dùng 1000 làm số, trong đó :
- Thiên Nhãn biểu thị cho 1.000 vị Phật đời quá khứ.
- Thiên Thủ biểu thị cho 1.000 vị Phật đời hiện tại.
- Thiên Túc biểu thị cho 1.000 vị Phật đời vị lai
(Tức là 10 hiệu của Như Lai)
B. LỜI GIỚI THIỆU CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG:
Ở vô lượng kiếp trước, với Tâm Đại Bi vô hạn, Quán Thế Âm Bồ Tát muốn cứu thoát tất cả chúng sinh ra khỏi biển khổ sinh tử luân hồi, nên đối trước chư Phật 10 phương, Ngài phát nguyện rằng: “Nguyện cho con cứu được tất cả chúng Hữu Tình. Nếu có khi nào con mệt mỏi trong công việc lớn lao này thì nguyện cho thân con tan thành ngàn mảnh”.
Thoạt tiên Ngài xuống cõi Địa Ngục, sau đó đến cõi Ngạ Quỷ và tiến dần đến cõi Trời. Tại đấy, Ngài nhìn xuống Thế Giới đau khổ với cái nhìn thấu hiểu của Thánh Trí thì Tâm Ngài bị xúc động sâu sắc. Vì mặc dù Ngài đã cứu nhiều chúng sinh thoát khỏi Địa Ngục nhưng vẫn còn có vô số chúng sinh khác đang sa vào. Điều này làm Ngài buồn rầu vô hạn.
Trong một lúc, gần như Ngài đã mất niềm tin vào lời nguyền vĩ đại mà Ngài đã tuyên thệ và thân thể Ngài liền nổ tung thành ngàn mảnh. Giữa cơn tuyệt vọng, Ngài cầu cứu tất cả chư Phật. Ngay lập tức, hằng hà sa số chư Phật từ 10 phương đều hiện thân đến cứu giúp. Với Thần Lực nhiệm màu, chư Phật làm cho Ngài hiện trở lại toàn thân và từ đấy Ngài có 11 cái đầu, 1000 cánh tay, trên mỗi bàn tay có một con mắt.
Sự kiện này biểu thị cho sự phối hợp giữa Trí Tuệ và phương tiện thiện xảo, là dấu hiệu của Tâm Đại Bi chân thật. Trong hình thức này, Ngài đã sáng chói rực rỡ và có nhiều năng lực lớn hơn để cứu giúp chúng sinh. Do vậy Ngài còn có tên gọi là Thiên Thủ Thiên Nhãn Thập Nhất Diện Quán Thế Âm.
C. TÔN TƯỢNG THIÊN THỦ THIÊN NHÃN QUAN ÂM:
I. HÌNH DÁNG
Nghi Quỹ tạo pháp thứ tự của Thiên Thủ Quán Âm và Nhiếp Vô Ngại Đà La Ni ghi nhận là: Ngài có 500 mặt, 1000 cánh tay.
Huệ Thập A Đô Lê Sớ cho rằng ngài có 30 mặt (hay 5 mặt) và 1.000 cánh tay.
Thiên Thủ Thiên Tý Mẫu Đà La Ni Kinh ghi rằng: Ngài có 1 mặt 1.000 cánh
Thiên Quang Nhãn Kinh ghi nhận Ngài có 500 đầu mặt với 25 thân biến hoá đều có 11 mặt, 1.000 cánh tay, trong đó có 40 tay cầm báu vật.
Thai Tạng ký, Mật Giáo Hiện Đồ Thai Tạng Giới Man Trà La và Quán Tự Tại Bồ Tát Liên Hoa Đỉnh Du Già Pháp ghi nhận rằng: Ngài có 27 mặt, 1000 cánh tay trong đó 40 tay (hoặc 42 tay) cầm khí trượng.
Bí Tạng Ký ghi rằng: “Tâm phàm phu như hoa sen khép kín, tâm thánh nhân là hoa sen nở rộ”. Dựa vào ý nghĩa này thì Tôn Tượng 500 đầu mặt,1.000 cánh tay biểu thị cho Phước Trí viên mãn của Phật Quả trong đó 500 đầu mặt (một đầu mặt có 2 mắt nên hợp thành 1.000 mắt) biểu thị cho Trí Đức viên mãn và 1.000 cánh tay biểu thị cho Phước Đức viên mãn.
II. HÌNH TƯỢNG THIÊN THỦ THIÊN NHÃN THẬP NHẤT DIỆN QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT 42 THỦ ẤN MẬT TÔNG CỦA XƯỞNG TƯỢNG PHẬT PHÚC MINH
III. Ý NGHĨA CỦA 11 MẶT TƯỢNG THIÊN THỦ THIÊN NHÃN QUAN ÂM
Thập Nhất Diện Thần Chú Tâm Kinh Nghĩa Sớ ghi là :
Tôn tượng Thiên thủ Thiên nhãn Thập nhất Diện Quán Thế Âm Bồ tát 42 thủ ấn Mật tông cao từ 82cm – 3.6m, phiên bản duy nhất Việt Nam.
3 mặt phía trước có tướng hiền lành (Từ) biểu thị cho việc nhìn thấy chúng sinh hiền thiện mà sinh tâm Từ. Đại Từ là ban vui.
- 3 mặt bên trái có tướng giận dữ biểu thị cho sự nhìn thấy chúng sinh ác mà sinh tâm Bi . Đại Bi là cứu khổ.
- 3 mặt bên phải có tướng ló nanh trắng biểu thị cho sự nhìn thấy kẻ có Tịnh Nghiệp liền phát lời khen Hiếm có, siêng năng tinh tiến trong Phật Đạo.
- 1 mặt phía sau có tướng Bạo Đại Tiếu biểu thị cho sự nhìn thấy chúng sinh có Thiện Ác Tạp Uế mà sinh nụ cười quái dị, sửa ác hướng theo Đạo.
- 1 mặt bên trên có tướng Như Lai biểu thị cho sự mãn túc Nguyện.
Tiên Phòng ghi nhận là:
- 11 mặt là 10 Địa và Phật Quả, mỗi một thứ đều có 1 mặt.
- 10 Địa là viên mãn 10 Ba La Mật.
Dã Quyết ghi nhận là:
11 mặt là 11 Địa (Hoan Hỷ Địa, Ly Cấu Địa, Quang Địa, Diệu Tuệ Địa, Nan Thắng Địa, Hiện Tiền Địa, Viễn Hành Địa, Bất Động Địa, Thiện Tuệ Địa, Pháp Vân Địa, Phật Địa) biểu thị cho 11 phẩm Vô Minh, lại thêm mặt gốc biểu thị cho 12 phẩm Vô Minh. Hoặc nói là : Độ 12 nhân Duyên
- 3 mặt phía trước có tướng Tịch Tĩnh biểu thị cho nghĩa: xưa nay vốn tịch lặng của Đông Phương Bất Động Phật
- 3 mặt bên trái có tướng phẫn nộ biểu thị cho nghĩa: giáng phục của Nam Phương Bình Đẳng Tính Trí
- 3 mặt bên phải có tướng ló nanh bén biểu thị cho nghĩa: nói Pháp của Tây Phương Diệu Quán Sát Trí
- 1 mặt phía sau có tướng cười giận biểu thị cho Bắc Phương Sự Nghiệp Trí
- 1 mặt trên cùng có tướng Phật biểu thị cho Bất Nhị Pháp Giới Thể Tính Trí.
Khẩu Quyết ghi nhận là :
- 3 mặt phía trước có tướng Đại Từ biểu thị cho 3 vị Phật là: Thích Ca Thế Giới Năng Tịch Như Lai, An Lạc Thế Giới Vô Ngại Quang Như Lai, Cà Sa Tràng Thế Giới Kim Cương Kiên Cố Hoan Hỷ Như Lai
- 3 mặt bên trái có tướng Đại Bi biểu thị cho 3 vị Phật là: Bất Thoái Chuyển Âm Thế Giới Cực Diệu Viên Mãn Hồng Liên Hoa Sổ Thân Như Lai, Tuyệt Trần Thế Giới Pháp Tràng Như Lai, Minh Đăng Thế Giới Sư Tử Như Lai
- 3 mặt bên phải có tướng ló nanh trắng biểu thị cho 3 vị Phật là: Trang Nghiêm Thế Giới Nhất Thiết Phật Thông Tuệ Quang Vương Như Lai, Kích Luân Thế Giới Minh Giác Như Lai, Phổ Hiền Thế Giới Hiền Thủ Như Lai
- 1 mặt phía sau có tướng Bạo Tiếu biểu thị cho 1 vị Phật là: Nan Siêu Thế Giới Thân Phóng Pháp Quang Như Lai
- 1 mặt Phật trên đỉnh biểu thị cho 1 vị Phật là: Diệu Quang Thế Giới Biến Chiếu Như Lai
IV. Ý NGHĨA CỦA 42 TAY TƯỢNG THIÊN THỦ THIÊN NHÃN QUAN ÂM
42 tay tướng ứng với 42 Tự Mẫu là:
Tôn tượng Thiên thủ Thiên nhãn Thập nhất Diện Quán Thế Âm Bồ tát 42 thủ ấn Mật tông cao từ 82cm – 3.6m, phiên bản duy nhất Việt Nam.
Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ A (A_ ) thời hiện ra tay Hóa Phật, ngộ tất cả Pháp vốn chẳng sinh.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ LA (RA_ ) thời hiện ra tay cầm cái Gương báu, ngộ tất cả Pháp lìa bụi dơ.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ BẢ (PA_ ) thời hiện ra tay cầm quyển Kinh Bát Nhã, ngộ tất cả Pháp Thắng Nghĩa Đế chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ TẢ (CA_ ) thời hiện ra tay cầm Hoa Sen tím, ngộ tất cả Pháp không có các Hành, không có sinh tử.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ NẴNG (NA_ ) thời hiện ra tay cầm viên ngọc Như Ý (Ma Ni Châu), ngộ tất cả Pháp Tính Tướng chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ LA (LA_ ) thời hiện ra tay cầm Hoa Sen xanh, ngộ tất cả Pháp Xuất Thế Gian nên ưa thích sự vĩnh viễn chẳng hiện của CHI NHÂN DUYÊN.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ NÁ (DA _ ) thời hiện ra tay cầm cây Búa báu, ngộ tất cả Pháp điều phục tịch tĩnh Chân Như bình đẳng không có phân.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ MA (BA_ ) thời hiện ra tay cầm Chày Độc Cổ Kim Cương, ngộ tất cả Pháp lìa cột giải.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ NOA (ḌA _ ) thời hiện ra tay cầm nhành Dương Liễu, ngộ tất cả Pháp lìa nóng bức ô uế, được mát mẻ trong sạch.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ SÁI (ṢA _ ) thời hiện ra tay Vô Úy Dữ Nguyện, ngộ tất cả Pháp không có trở ngại.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ PHỘC (VA_ ) thời hiện ra tay cầm cái Chuông báu, ngộ tất cả Pháp cắt đứt đường ngôn ngữ.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ ĐA (TA_ ) thời hiện ra tay cầm Bánh Xe Kim Cương (Kim Cương Luân), ngộ tất cả Pháp Chân Như bất động.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ DÃ (YA_ ) thời hiện ra tay cầm Tràng Hạt (Sổ Châu), ngộ tất cả Pháp Như Thật chẳng sinh.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ SẮT-TRA (ṢṬA _ ) thời hiện ra tay cầm chùm Bồ Đào, ngộ tất cả Pháp về tướng Chế Phục Nhậm Trì chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ CA (KA _ ) thời hiện ra tay Xả Ma Tha (tay trái), ngộ tất cả Pháp Tác Giả chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ SA (SA _ ) thời hiện ra tay Tỳ Bát Sa Ma (Tay phải), ngộ tất cả Pháp THỜI Bình Đẳng Tính chẳng thể đắc. Hai tay này biểu thị cho Lý Trí kết thành Định Ấn, bên trên Ấn có đặt cái Bình Bát báu.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ MÃNG (MA _ ) thời hiện ra cầm cây Phất Trần trắng, ngộ tất cả Pháp Ngã Sở Chấp Tính chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ NGA (GA _ ) thời hiện ra tay cầm cái Vòng Ngọc (Ngọc Hoàn), ngộ tất cả Pháp Hành Thủ Tính chẳng thể đắc.
- Khi BồTát Quán Thế Âm nhập vào chữ THA (THA_ ) thời hiện ra tay cầm cái rương báu (Bảo Khiếp), ngộ tất cả Pháp xứ sở chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ NHẠ (JA _ ) thời hiện ra tay cầm Hoa Sen hồng, ngộ tất cả Pháp Năng Sở sinh khởi chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ SA-PHỘC (SVA_ ) thời hiện ra tay cầm Sợi Dây (Quyến Sách), ngộ tất cả Pháp An Ẩn Tính chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ ĐÀ (DHA_ ) thời hiện ra tay cầm Nhật Tinh Ma Ni, ngộ tất cả Pháp Năng Trì Giới Tính chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ XẢ (ŚA_ ) thời hiện ra tay cầm Nguyệt Tinh Ma Ni, ngộ tất cả Pháp Tịch Tĩnh Tính chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ KHƯ (KHA _ ) thời hiện ra tay cầm Bàng Bài, ngộ tất cả Pháp Như Hư Không Tính chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ KHẤT-SÁI (KṢA _ ) thời hiện ra tay cầm cây Tích Trượng, ngộ tất cả Pháp Cùng Tận Tính chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ ĐA-SA (STA _ ) thời hiện ra tay cầm Cung Điện báu, ngộ tất cả Pháp Nhậm Trì Xứ Phi Xứ khiến cho Tính Bất Động chuyển chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ NƯƠNG (ÑA _ ) thời hiện ra tay cầm Trí Ấn, ngộ tất cả Pháp Năng Sở Tri Tính chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ LA-THA (RTHA_ ) thời hiện ra tay cầm cây Gậy Đầu Lâu, ngộ tất cả Pháp Chấp Trước Nghĩa Tính chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ BÀ (BHA_ ) thời hiện ra tay cầm cây kiếm báu, ngộ tất cả Pháp Khả Phá Hoại Tính chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ THA (CHA_ ) thời hiện ra tay cầm cái Hồ Bình, ngộ tấ cả Pháp Dục Lạc Phú Tính chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ SA-MA (SMA _ ) thời hiện ra tay cầm Hoa Sen trắng, ngộ tất cả Pháp Khả Ức Niệm Tính chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ HA-PHỘC (HVA _ ) thời hiện ra tay cầm cây Thiết Câu, ngộ tất cả Pháp Khả Hô Triệu Tính chẳng thể đắc.
- Khi BồTát Quán Thế Âm nhập vào chữ ĐÁ-SA (TSA _ ) thời hiện ra tay cầm Bạt Chiết La, ngộ tất cả Pháp Dũng Kiện Tính chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ GIÀ (GHA_ ) thời hiện ra tay Từ Niệm Định (tay trái), ngộ tất cả Pháp Nguyên (cái nguồn) Bình Đẳng Tính chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ XÁ (ṬHA_ ) thời hiện ra tay Bi Niệm Tuệ (tay phải), ngộ tất cả Pháp Tích Tập Tính chẳng thể đắc. Hai tay Định Tuệ này hợp thành Liên Chưởng an trước ngực.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ NINH (ṆA_ ) thời hiện ra tay cầm cây Kích Sao, ngộ tất cả Pháp lìa các Huyễn Thỉnh Vô Vãng Vô Lai Hành Trụ Tọa Ngọa ( Không qua không lại, đi đứng ngồi nằm ) chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ PHẢ (PHA_ ) thời hiện ra tay cầm cây Cung báu, ngộ tất cả Pháp Biến Mãn Quả Báo chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhậ vào chữ XA-CA (SKA _ ) thời hiện ra tay cầm Mũi Tên báu, ngộ tất cả Pháp Tích Tụ uẩn Tính chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ DÃ-SA (YSA_ ) thời hiện ra tay cầm cái Bình Quân Trì, ngộ tất cả Pháp Suy Lão Tính Tướng chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ THẤT-TẢ (ŚCA_ ) thời hiện ra tay cầm đám Mây Ngũ Sắc, ngộ tất cả Pháp Tụ Tập Túc Tích chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ TRA (ṬA_ ) thời hiện ra tay Định (tay trái), ngộ tất cả Pháp Tướng Khu Bách (thúc ép ) Tính chẳng thể đắc.
- Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ TRÀ (ḌHA_ ) thời hiện ra tay Tuệ (tay phải), ngộ tất cả Pháp Cứu Cánh Xứ Sở chẳng thể đắc. Hai tay Định Tuệ này hợp đưa lên trên đỉnh đầu an vị Hóa Phật thành tay Đỉnh Thượng Hóa Phật.

Tôn tượng Thiên thủ Thiên nhãn Thập nhất Diện Quán Thế Âm Bồ tát 42 thủ ấn Mật tông cao từ 82cm – 3.6m, phiên bản duy nhất Việt Nam.

Tôn tượng Thiên thủ Thiên nhãn Thập nhất Diện Quán Thế Âm Bồ tát 42 thủ ấn Mật tông cao từ 82cm – 3.6m, phiên bản duy nhất Việt Nam.

Tôn tượng Thiên thủ Thiên nhãn Thập nhất Diện Quán Thế Âm Bồ tát 42 thủ ấn Mật tông cao từ 82cm – 3.6m, phiên bản duy nhất Việt Nam.

11 Diện của Tôn tượng Thiên thủ Thiên nhãn Quan âm

11 Diện của Tôn tượng Thiên thủ Thiên nhãn Quan âm

11 Diện của Tôn tượng Thiên thủ Thiên nhãn Quan âm

11 Diện của Tôn tượng Thiên thủ Thiên nhãn Quan âm

11 Diện của Tôn tượng Thiên thủ Thiên nhãn Quan âm

Tôn tượng Thiên thủ Thiên nhãn Thập nhất Diện Quán Thế Âm Bồ tát 42 thủ ấn Mật tông cao từ 82cm – 3.6m, phiên bản duy nhất Việt Nam.

Tôn tượng Thiên thủ Thiên nhãn Thập nhất Diện Quán Thế Âm Bồ tát 42 thủ ấn Mật tông cao 1.16m

Tôn tượng Thiên thủ Thiên nhãn Thập nhất Diện Quán Thế Âm Bồ tát đứng 42 thủ ấn Mật tông cao 1.25m
IV. LỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA DẠY A NAN VỀ Ý NGHĨA CỦA 42 TAY
Trích Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni:
… Như vậy tôi nghe. Một thời, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākya-muṇi) ngồi trên Tòa Sư Tử báu trong Đạo Trường Bảo Trang Nghiêm (Ratna-vyūha-maṇḍala) tại cung điện của Quán Thế Âm trên núi Bổ Đà Lạc Ca (Potalaka). Tòa ấy toàn dùng vô lượng báu Ma Ni đủ loại để trang nghiêm với hàng trăm phan phướng báu treo bày chung quanh.
…
Bấy giờ, Đức Như Lai ở trên Tòa, sắp muốn diễn nói Tổng Trì Đà La Ni cho nên có vô ương số Bồ Tát Ma Ha Tát đều đến dự hội.Đức Phật bảo A Nan:
- Nếu người nào vì sự giàu có, mọi thứ trân bảo, vật dụng cần thiết thì nên cầu nơi bàn tay cầm viên ngọc Như Ý.
- Nếu người nào vì mọi thứ chẳng yên, cầu an ổn thì nên cầu nơi bàn tay cầm sợi dây (Quyến Sách)
- Nếu người nào vì các bệnh trong bụng thì nên cầu nơi bàn tay cầm cát bát.
- Nếu người nào vì giáng phục tất cả Võng Lượng, Quỷ Thần thì nên cầu nơi bàn tay cầm cây kiếm báu.
- Nếu người nào vì giáng phục tất cả Thiên Ma, Thần thì nên cầu nơi bàn tay cầm Bạt Chiết La (Vajra: chày Tam Cổ)
- Nếu người nào vì tồi phục tất cả oán địch thì nên cầu nơi bàn tay cầm chày Kim Cương (chày Độc Cổ)
- Nếu người nào vì tất cả chốn sợ hãi, chẳng an thì nên cầu nơi bàn tay Thí Vô Úy
- Nếu người nào vì mắt bị mờ tối không có ánh sáng thì nên cầu nơi bàn tay cầm Nhật Tinh Ma Ni
- Nếu người nào vì bệnh nhiệt độc, cầu được mát mẻ thì nên cầu nơi bàn tay cầm Nguyệt Tinh Ma Ni.
- Nếu người nào vì thăng Quan tiến Chức thì nên cầu nơi bàn tay cầm cây Cung báu.
- Nếu người nào vì các bằng hữu tốt, sớm được gặp nhau thì nên cầu nơi bàn tay cầm mũi tên báu.
- Nếu người nào vì mọi loại bệnh trên thân thì nên cầu nơi bàn tay cầm cành Dương Liễu.
- Nếu người nào vì trừ chướng nạn ác trên thân thì nên cầu nơi bàn tay cầm cây phất trắng.
- Nếu người nào vì tất cả quyến thuộc khéo hòa thuận thì nên cầu nơi bàn tay cầm cái Hồ Bình.
- Nếu người nào vì tịch trừ tất cả cọp, chó sói, báo, các thú ác thì nên cầu nơi bàn tay cầm cái Bàng Bài.
- Nếu người nào vì tất cả Thời Xứ khéo lìa nạn quan quyền thì nên cầu nơi bàn tay cầm cây búa
- Nếu người nào vì tôi tớ nam nữ thì nên cầu nơi bàn tay cầm cái vòng ngọc.
- Nếu người nào vì mọi loại Công Đức thì nên cầu nơi bàn tay cầm hoa sen trắng.
- Nếu người nào vì muốn được sinh về Tịnh Độ ở mười phương thì nên cầu nơi bàn tay cầm hoa sen xanh.
- Nếu người nào vì Trí Tuệ lớn thì nên cầu nơi bàn tay cầm cái gương báu.
- Nếu người nào vì muốn diện kiến tất cả chư Phật ở mười phương thì nên cầu nơi bàn tay cầm hoa sen tím.
- Nếu người nào vì kho tàng chôn vùi trong lòng đất thì nên cầu nơi bàn tay cầm cái rương báu.
- Nếu người nào vì Tiên Đạo thì nên cầu nơi bàn tay cầm mây ngũ sắc.
- Nếu người nào vì sinh về cõi Phạm Thiên thì nên cầu nơi bàn tay cầm cái bình Quân Trì.
- Nếu người nào vì sinh về cung Trời thì nên cầu nơi bàn tay cầm hoa sen hồng.
- Nếu người nào vì tịch trừ giặc nghịch từ phương khác đến thì nên cầu nơi bàn tay cầm cây Kích báu.
- Nếu người nào vì hô triệu tất cả chư Thiên, Thiện Thần thì nên cầu nơi bàn tay cầm cái Loa báu (vỏ ốc báu).
- Nếu người nào vì sai khiến tất cả Quỷ Thần thì nên cầu nơi bàn tay cầm cây gậy đầu lâu.
- Nếu người nào vì chư Phật ở mười phương mau đến trao vào bàn tay thì nên cầu nơi bàn tay cầm tràng hạt.
- Nếu người nào vì thành tựu tất cả tiếng Phạm Am thượng diệu thì nên cầu nơi bàn tay cầm cái chuông báu (Bảo Đạc).
- Nếu người nào vì Khẩu Nghiệp biện luận khéo léo thì nên cầu nơi bàn tay cầm cái An báu.
- Nếu người nào vì Thiện Thần, Long Vương thường đến ủng hộ thì nên cầu nơi bàn tay cầm cây Câu Thi Thiết Câu.
- Nếu người nào vì Từ Bi che giúp tất cả chúng sinh thì nên cầu nơi bàn tay cầm cây Tích Trượng.
- Nếu người nào vì tất cả chúng sinh thường cung kính yêu nhớ nhau thì nên cầu nơi bàn tay Hợp Chưởng.
- Nếu người nào vì đời đời chẳng lìa bên chư Phật thì nên cầu nơi bàn tay Hóa Phật.
- Nếu người nào vì đời đời kiếp kiếp thường ở trong cung điện của Phật, chẳng nhận thân ở trong bào thai thì nên cầu nơi bàn tay Hóa Cung Điện.
- Nếu người nào vì nghe nhiều học rộng thì nên cầu nơi bàn tay cầm quyển Kinh báu.
- Nếu người nào vì từ Thân hiện tại cho đến Thân Phật, Tâm Bồ Đề thường chẳng thoái chuyển thì nên cầu nơi bàn tay cầm Bất Thoái Kim Luân.
- Nếu người nào vì chư Phật ở mười phương mau đến xoa đỉnh đầu thọ ký thì nên cầu nơi bàn tay Đỉnh Thượng Hóa Phật.
- Nếu người nào vì quả trái, các thứ lúa đậu thì nên cầu nơi bàn tay cầm chùm Bồ Đào.
Như vậy, Pháp có thể cầu có cả ngàn điều. Nay chỉ lược nói chút phần mà thôi.
XIN DÀNH 01 PHÚT XEM VIDEO NHẬN XÉT CỦA ĐĐ THÍCH CHÚC MINH, CHÙA VẠN PHƯỚC, TỈNH VŨNG TÀU, ĐI 1700KM TỚI HÀ NỘI ĐẶT TƯỢNG PHẬT CỠ LỚN.