Tượng Quan âm Bồ tát
Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm. Quan Âm cũng hay được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà (sa. amitābha) và trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm 25 với tên Phổ môn, các công hạnh của Bồ Tát trình bày rõ ràng và tán thán. Tại Trung Hoa và Việt Nam, Quan Âm thường được diễn tả dưới dạng nữ nhân.
Danh xưng Quán Thế Âm là xuất phát từ một truyền thuyết của Phật giáo, tin rằng những người tu hành đạt tới chính quả, thì ngũ giác của họ có thể dùng chung được. Nghĩa là họ có thể dùng tai để “nhìn” thấy hình ảnh, dùng mắt để “nghe” thấy âm thanh, lưỡi có thể ngửi được v.v. Theo lòng tin này, thì danh xưng Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là: vị Bồ Tát luôn “nhìn thấy” tiếng ai oán, đau khổ trong bến mê của chúng sinh và sẵn sàng cứu giúp hay nói pháp khi cần.
Hình tượng Quan âm Bồ tát ngồi kết già trên hoa sen, tay trái cầm bình thanh tịnh, tay phải kết thí vô úy ấn.

Tượng Quan âm Bồ tát ngồi kiết già, tay cầm bình thanh tịnh và kết thí vô úy ấn

Tượng Quan âm Bồ tát ngồi kiết già, tay cầm bình thanh tịnh và kết thí vô úy ấn

Tượng Quan âm Bồ tát ngồi kiết già, tay cầm bình thanh tịnh và kết thí vô úy ấn

Tượng Quan âm Bồ tát ngồi kiết già, tay cầm bình thanh tịnh và kết thí vô úy ấn

Tượng Quan âm Bồ tát ngồi kiết già, tay cầm bình thanh tịnh và kết thí vô úy ấn

Tượng Quan âm Bồ tát ngồi kiết già, tay cầm bình thanh tịnh và kết thí vô úy ấn